Vấn đề thường gặp khi học tiếng Anh – tra từ điển nhưng vẫn không hiểu…


Khi bạn học tiếng Anh, nhất là khi đọc một tài liệu, sách, truyện hay tin tức nào đó…
sẽ có những câu bạn không hiểu mặc dù đã tra từ điển. Khi đó có thể bạn đã gặp một
trong hai trường hợp sau:
Một là có thể bạn gặp một cấu trúc ngữ pháp mà bạn chưa thành thạo. Ví dụ khi bạn đọc
một câu như “I had just come back”. Cụm “had just” ở đây có nghĩa là “vừa mới”
(dịch cả câu: tôi vừa mới trở về) nhưng được dùng ở quá khứ (nếu bạn từng học và còn
nhớ ngữ pháp thì sẽ biết tên gọi của nó là thì quá khứ hoàn thành). Nếu bạn tra hai từ “had”
và “just” một cách riêng lẻ thì sẽ không hiểu được nghĩa của nó. Tuy nhiên trường hợp này
cũng dễ nhận ra bởi những từ liên quan đến ngữ pháp thường xoay quanh những trợ động từ
như: be, have, would, could, should, must… Vì vậy mỗi khi bạn đọc tới những từ này mà
không hiểu được nghĩa thì bạn nên kiểm tra lại cách dùng của chúng trong một tài liệu ngữ
pháp nào đó hoặc sử dụng công cụ tra cứu mà tôi sắp đề cập ở phần dưới đây.
Hai là có thể bạn gặp một thành ngữ trong tiếng Anh được kết hợp bởi hai hay nhiều từ vựng
để tạo ra một nghĩa rất khác so với từng từ vựng khi đứng riêng lẻ. Khi đó việc bạn tra nghĩa
của từng từ tách rời có thể sẽ không giúp bạn tìm được nghĩa đúng của cụm thành ngữ đó.
Chẳng hạn nếu bạn đọc câu “I was ready to get home”, thì cụm “get home” ở đây có nghĩa là
“về nhà”. Tuy nhiên nếu bạn tra riêng nghĩa của từ “get” thì nhiều cuốn từ điển sẽ dịch nghĩa
là “lấy được”, “kiếm được”… và bạn sẽ không hiểu đúng nghĩa của cụm từ đó. Trong trường
hợp này bạn có thể sử dụng một số công cụ tra cứu như sau:
1. Sử dụng Google: người Mỹ thường nói ‘If you don’t know, just Google it’.
Không chỉ với thành ngữ hay các từ lóng, bạn còn có thể dùng Google để tra cứu ngữ pháp.
Chẳng hạn nếu bạn muốn tra cứu cách dùng từ “would” thì bạn có thể gõ từ khóa “cách dùng
would”.
phuong phap hoc tieng anh, cách học tiếng anh Google it cach dung would
Một logic đơn giản là bạn không phải người đầu tiên học tiếng Anh, nếu bạn có một câu
hỏi nào đó thì rất có thể đã có nhiều người từng hỏi như bạn và có thể đã có khá nhiều câu
trả lời cho câu hỏi đó. Vậy đừng tự xoay sở một mình, hãy sử dụng sức mạnh của cộng đồng.
2. Tra cứu trên các diễn đàn chuyên sâu về tiếng Anh
Với những thành ngữ hoặc từ vựng có tính chất tiếng lóng hay cách nói của người địa phương
thì có thể bạn sẽ khó khăn khi tìm câu trả lời trên Google, khi đó bạn có thể tra cứu tại một số
diễn đàn như
Diễn đàn ‘Word Reference’ http://www.wordreference.com
Đây là một nguồn tra cứu rất tốt mà tôi thường dùng, điểm nổi bật của diễn đàn này là khi bạn
gõ cụm từ cần tra cứu vào ô Search, nó không chỉ cho bạn câu trả lời như một từ điển mà khi
xem ở phía dưới bạn sẽ thấy có phần ‘Forum discussions with the word(s)… in the title’. 
Khi đó bạn có thể xem các phần bàn luận của thành viên trong diễn đàn về cụm từ mà bạn đang
muốn tra cứu, những bàn luận này thường giúp bạn có được sự hiểu nghĩa sâu sắc hơn so với
một cuốn từ điển thông thường.
Một địa chỉ khác rất thú vị dùng để tra cứu thành ngữ là http://www.englishclub.com/ref/Phrasal_Verbs/G/index.htm
Những trang web kiểu này thường có ô search, bạn chỉ cần gõ cụm từ cần tìm là có câu trả lời.
Tuy nhiên nếu bạn đọc theo kỹ thuật ‘Free Reading’ mà tôi hướng dẫn trong video 3 thì việc đầu
tiên tôi vẫn khuyên bạn đừng nên tra cứu vội, cứ tạm gác lại đã. Trong rất nhiều trường hợp,
khi đọc được một lúc thì bạn lại có thể hiểu ra được những câu mà trước đó bạn chưa hiểu, bởi
khi đó bạn đã hiểu rõ hơn nội dung của tài liệu mà bạn đang đọc. Ngoài ra, nếu câu thành ngữ
hoặc cụm từ đó là không phổ biến thì tại sao bạn phải mất nhiều thời gian cho nó làm gì? Còn nếu
chúng là những cụm từ phổ biến thì chắc chắn bạn sẽ còn gặp lại chúng nhiều lần, khi đó bạn tra
cứu cũng chưa muộn. Điều quan trọng là bạn chỉ bỏ thời gian cho những cụm từ phổ biến mà thôi.
Chúc bạn thành công
Phạm Quang Hưng

Bookmark the permalink.

Leave a reply